Thứ Năm, 17 tháng 4, 2014

[Cẩm nang chữa bệnh] Một vài hướng dẫn trong ứng xử

[Cẩm nang chữa bệnh] Đi Tìm Sự Thật Về Chất phụ Gia làm mềm Thịt Tại VN

Chỉ với 25 ngàn đồng, người tiêu dùng có thể mua được 1 kg bột khai về để làm mềm thịt. Điều kinh khủng là thứ bột này có mùi khai khủng khiếp, với 2 kg thịt, chỉ cần cho hơn 1 thìa nhỏ bột khai có thể khiến thịt rất nhanh mềm. Bột làm mềm thịt bốc mùi nghẹt thở Chị Thu Huệ, trú tại phố Hoàng Hoa Thám (Ba Đình, Hà Nội) cho biết chính mắt chị trông thấy 1 nhà hàng dùng một chất bột mà chị cho rằng đó là chất sodium bircabonate (Soda), hoặc 1 chất tương tự để làm mềm và trắng thịt gà. Bột khai mua tại chợ Ngọc Hà bốc lên mùi khai đến nghẹt thở. Theo bà bán hàng tên Năm, bột khai cho vào làm nhừ thịt rất nhanh, cho vào bánh bao, bánh khoai để bánh phồng lên. Vì là người làm trong lĩnh vực hóa học nên chị cho rằng: Chiêu dùng soda làm mềm thịt thì không đâu xa lạ, nhà hàng T.C và A.C chắc chắn đã sử dụng phụ gia này để hầm bò vì khi ăn thịt bò thấy thớ thịt mềm và giãn ra chứ không mềm theo kiểu nấu thông thường. Theo khảo sát của chúng tôi tại một số chợ trên địa bàn Hà Nội ghi nhận, tại chợ Đồng Xuân, (quận Hoàn Kiếm) là “lò” bán buôn các chất phụ gia thực phẩm không có nguồn gốc xuất xứ. Bà chủ quầy Lợi Nghĩa cho biết hiện cửa hàng bà có bán “cần sủi” là bột để làm nhừ thịt. Khi muốn thịt bò, chân giò hay bất cứ cái gì dai và muốn nhừ nhanh thì chỉ cần cho ít bột này vào thịt cùng với nước lạnh, sau đó đun sôi là nhừ. Chân giò, thịt bò khi dùng bột này vừa nhừ mà không bị nát. Với thịt ế trước khi dùng cần rửa sạch rồi cho vào nước lã có pha bột cần sủi sau đó chế biến sẽ không còn mùi thịt ôi. Mức giá bà chủ Lợi Nghĩa đưa ra là 25 ngàn đồng/kg, nếu khách hàng mua cả tải 25 kg thì có giá 22 ngàn đồng/kg. Khi chúng tôi hỏi về xuất xứ bột này, bà chủ quầy khẳng định: “Cái này (bột làm mềm thịt) là của Trung Quốc, còn Việt Nam chưa đủ trình độ làm!”. Hộp bột làm mềm thịt có ghi thành phần là chất bicarbonate of soda mua với gía 28 ngàn đồng/hộp. Khác với tên gọi “cần sủi” của bà chủ quầy Lợi Nghĩa, tại chợ Thành Công A (Đống Đa, Hà Nội), chị bán hàng khô tên Huệ giới thiệu cho khách bột làm mềm thịt được đóng trong hộp nhựa trắng, có nhãn màu xanh đề là chất “bicarbonnate of soda” có trọng lượng 100gr. Chị Huệ cho biết: “Bột soda này dùng để ướp cho móng giò, thịt bò cho ngấm và khi đun sẽ rất nhanh chín và mềm. 1kg thịt chỉ cần 1 thìa nhỏ bột. Nhà hàng họ toàn dùng. Chị hay đưa hàng cho nhà hàng, khách sạn. Cứ mua về dùng đi, thích lắm vì không có mùi vị gì đâu. Em cho vào bất cứ loại nào em thích dừ nhanh. Dùng cái này có đáng bao nhiêu tiền đâu em”. Khi chúng tôi hỏi về nguồn gốc sản phẩm này, chị chủ hàng ngập ngừng nói: “Chị cũng chả nhớ của nước nào”. Cuối cùng, chúng tôi mua hộp bột làm mềm thịt với giá 28 ngàn đồng và chị chủ nói hàng này đang lên giá. Theo quan sát của chúng tôi, vỏ hộp làm khá đơn giản, chỉ cần cậy nhẹ là nắp bật ra, trên nắp không hề có niêm phong. Mở ra bên trong có bột mịn màu trắng, không mùi, tuy nhiên bột đã vón cục. Ngoài bao bì nêu rõ thương hiệu của sản phẩm này là “Kings” có chứa chất bicardbonate of soda, ngoài ra, thông tin trên bao bì bằng tiếng Anh với dòng chữ “product of Australia” (sản phẩm của Úc – pv), imported by Barkath stores ltd, Singapore (nhập khẩu bởi công ty TNHH Barkath Stores, Singapore). Đồng thời, trên vỏ còn có thông tin “imported and packed by Barkath foods, Mailaysia (nhập khẩu và đóng gói bởi công ty thực phẩm Barkath, Malaysia – pv). Dù có những thông tin trên nhưng liệu đây có thực sự là thông tin trung thực khi bao bì làm quá đơn giản, không nêu rõ công dụng, điện thoại, địa chỉ cơ sở sản xuất? Vỏ đề sản phẩm của Úc, nhưng không biết đơn vị nào sản xuất và không có địa chỉ cụ thể. Còn tại chợ Ngọc Hà (Ba Đình) khi chúng tôi hỏi mua “cần sủi” bà chủ sạp thứ 2 trong dãy hàng khô lôi ngay ra một hộp trắng trên có in nhãn hiệu màu xanh giống hệt hộp bột nhừ chúng tôi mua tại chợ Thành Công A. Bà chủ đon đả giới thiệu: “Cái này cho vào thịt thì nhừ luôn mà không độc hại gì, nó là của mình (của Việt Nam sản xuất – pv). Cái này gọi là gì cô quên mất rồi, nhưng chắc chắn nó là bột nhừ. Cháu mua lọ này dùng mới ngon, nó không có mùi chứ cháu dùng bột khai thì mùi nó kinh khủng lắm. Nếu cháu mua bột khai bán theo cân thì nó rẻ”. Còn bà Năm, bán hàng khô ở quầy bên cạnh khi được chúng tôi hỏi mua bột khai (một loại bột nhừ khác), bà liền lôi ra một hộp sắt, phía trong là túi ni lông bọc thứ bột trắng. Chỉ vừa mở nắp, dù đứng cách bà Năm đến 3 mét mà chúng tôi vẫn ngửi thấy mùi khai bốc lên rất khó chịu và gây ngạt thở. Bà Năm nói nếu mua cả kg thì giá là 30 ngàn đồng, mua lẻ giá 5 ngàn đồng/lạng. Chúng tôi thấy người bán hàng gọi bột để làm nhừ thịt nhanh là bột khai liền thắc mắc có phải là bột “cần sủi”? Bà Năm giọng gắt lên: “Còn là cái gì nữa, cứ cho bột vào nồi hầm cho nhừ hoặc cho vào bánh bao, bánh chuối, bánh khoai cho nó phồng lên”. Đặt thêm vài câu hỏi, bà cụ trên 70 tuổi này cao giọng nói: “Hỏi người ta chứ tôi biết đâu, đi hỏi người ta rồi đến đây tôi bán cho”. Món thịt bò, chân giò heo thường được nhiều nhà hàng dùng bột làm nhừ vừa đỡ tốn công ninh vừa giữ nguyên hình dáng món ăn. Nhưng điều quan trọng là nhà hàng dùng bột soda trong thực phẩm hay bột soda công nghiệp? Miệng nói vậy, nhưng bà Năm vẫn lấy ra một lạng bột khai và bán cho chúng tôi. Lập lờ hóa chất công nghiệp và phụ gia thực phẩm Sau khi có 2 mẫu bột làm mềm thịt, chúng tôi đã hỏi ý kiến của tiến sĩ Bùi Quang Thuật, chủ nhiệm bộ môn Dầu, Hương Liệu và Phụ gia thực phẩm, Viện Công nghệ Thực phẩm, 301 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. TS Thuật cho biết: “Sodium bicarbonate (còn có tên gọi khác là baking soda; sodium hydrogen carbonate; sodium acid carbonate; bicarbonate of soda, công thức hóa học: NaHCO3) là hóa chất thông dụng trong công nghiệp và dùng trong lĩnh vực y tế, thực phẩm. Nhưng dùng trong thực phẩm và y tế đòi hỏi chất này tinh khiết. Cụ thể, bicarbonate of soda trong công nghiệp là chất tẩy rửa, làm mềm nước nhiễm axit… Trong y học là thuốc làm trung hòa axit ở người mắc bệnh đau dạ dày. Trong thực phẩm dùng để làm mềm thịt, làm bánh…” . Hàng khô chợ Đồng Xuân luôn có các phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc. Chủ sạp chỉ bày lên những hàng có nhãn mác, còn hàng không nhãn mác thì cất phía trong quầy. TS Thuật nhấn mạnh về độ tinh khiết của chất NaHCO3 vì nếu không sẽ có tạp chất kim loại nặng như chì, asen, thủy ngân. Khi đó, người ăn vào sẽ có nguy cơ tích tụ trong cơ thể và gây bệnh ung thư. Còn chất bột khai, TS Thuật cho rằng, nếu nhìn cảm qua thì không thể biết đó là chất gì mà phải đi xét nghiệm. Tuy nhiên, với mùi khai đó TS Thuật cho rằng bột này có thể là Ammodium bicarbonate. Với chất bột làm mềm thịt trên, câu hỏi đặt ra là người mua về để ướp thịt đã mua đúng chất đó dùng cho thực phẩm hay họ mua chất dùng trong công nghiệp để dùng vào thực phẩm. Vì theo TS. Nguyễn Xuân Lãng, Trưởng Phòng Thí nghiệm trọng điểm, Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam thì cùng chất đó, nhưng dùng trong lĩnh vực công nghiệp giá sẽ rẻ hơn rất nhiều so với cùng một hóa chất đó nhưng được phép dùng trong thực phẩm. Vậy có khả năng, người bán hàng không có kiến thức hay chính họ lờ đi để kiếm được lợi nhuận? Với đống thịt bò lèo nhèo gân này, chỉ cần bóp với ít bột bicarbonate of soda sẽ rất nhanh nhừ như lời của bà chủ sạp Lợi Nghĩa nói. Ngoài việc chất làm mềm thịt được bán ở các chợ như khảo sát sơ lược của chúng tôi thì ở các công ty bán hóa chất cũng rao bán bột bicarbonate of soda với mức giá từ 5.200 đồng – 5.500 đồng/kg. Cụ thể, công ty TNHH An Phú (Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội; ĐT: 04-38354720 ) bán bicarbonate of soda với giá 5.500 đồng/kg (chưa thuế VAT). Ở đây chỉ bán bao 25 kg trở lên, không bán lẻ. Trong thông tin giới thiệu, người bán hàng cũng nói rõ sản phẩm này dùng trong lĩnh vực công nghiệp, không phải thực phẩm bởi tỉ lệ sodium bicarbonate (NaHCO3) là 99%. Ngoài ra, trong chất này còn có lẫn kim loại nặng như Pb, Asen… Như vậy, liệu sản phẩm này nếu được mua về để bán ngoài chợ cho người chế biến thực phẩm thì sẽ ảnh hưởng sức khỏe cho người ăn. TS Thuật cho rằng: “Vấn đề sai của những người tiêu dùng là chất dùng trong công nghiệp nhưng lại mua về dùng trong thực phẩm. Hoặc có thể họ mua nhầm sản phẩm công nghiệp để dùng trong thực phẩm”. Vì vậy, theo TS Thuật, cần các cơ quan quản lý và thanh tra về vệ sinh an toàn thực phẩm đồng thời phải có chế tài nghiêm minh xử đúng người đúng tội may ra mới có hiệu quả trong vệ sinh an toàn thực phẩm. Công dụng của sodium bicarbonate Trong thực phẩm, chất sodium bicarbonate dùng để nở bột, nhanh mềm thịt…nhưng cần có nhãn mác đầy đủ nêu rõ dùng trong thực phẩm. Nếu không đạt độ tinh khiết, sẽ có lẫn tạp chất như asen, thủy ngân, chì có nguy cơ gây ung thư… Trong công nghiệp hay gia đình dùng chất này để: Làm mềm nước nhiễm axit, làm sạch ghế sofa, cho vào tủ lạnh để khỏi bị ám mùi, tẩy đồ bạc bị đen, cọ toa lét, cọ vết dầu mỡ… Theo Nguyễn Tâm

[Cẩm nang chữa bệnh] Năm điểm yếu của phái mạnh

SAI LẦM CỦA BỐ MẸ LÀM CON KÉM THÔNG MINH

Từ khi được 1,5 tuổi, mẹ đã cho Cún đi học ở lớp kỹ năng sống ở trung tâm dành cho trẻ em. Đến 3 tuổi, Cún bắt đầu đi học tiếng Anh, học vẽ, học đàn. 1. Lớp học nào, con cũng có mặt Tất cả thời gian của Cún chỉ có học và học. Ông ngoại hàng ngày có trách nhiệm đưa Cún đi và đón Cún về. Vì bố mẹ Cún muốn cho con học thật nhiều, học thật sớm cho con thật giỏi, thông minh hơn các bạn cùng lứa. Bị bố mẹ ép học nhiều quá, có lần Cún khóc, đòi ông bà cho ở nhà. Ông bà có nói gì với bố mẹ Cún, cũng bị gạt đi ngay: “Con làm thế là vì cháu, chứ nào có vì ai. Thế mà ông bà cũng không chịu hiểu cho”.  Rất nhiều các bố mẹ hiện nay chạy đua đi tìm các lớp học cho con. Họ cho rằng, con còn bé nên học càng nhiều thì “tờ giấy trắng ấy” càng được viết nhiều, nhận được nhiều tri thức. Các chuyên gia cho rằng chuyện cho con học sớm cũng là một điều tốt, nhưng cần có sự hài hòa và thích hợp. Điều đó phụ thuộc vào việc học cái gì, khi con được bao nhiêu tuổi, tuần học bao nhiêu buổi, khả năng và hứng thú của con đối với việc học. Nếu cha mẹ bắt con học nhiều, học sớm sẽ tạo nhiều sức ép cho con, tạo thành áp lực. Khi lớn, con sẽ chán học. Thêm vào đó, con sẽ mất đi sự hồn nhiên, thơ ngây của tuổi thơ hạnh phúc. Thực tế, bé thông minh hay không, không phụ thuộc nhiều vào việc bé học sớm hay học muộn. Bố mẹ hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi quyết định cho con đi học hay không nhé! 2. Không được chơi đồ chơi vô bổ Hà Mi rất thích chơi bóng bay. Bé muốn mẹ mua cho một túi bóng bay to và bơm bóng để thổi, bay xung quanh nhà. Nhưng mẹ lại quát: “Bóng bay có ăn được đâu, có học được đâu, cần gì mua lắm thế”. Suốt ngày mẹ so sánh: “Con xem bạn Tuấn nhà bên cạnh ấy, có chơi lung tung như con không. Bạn ấy làm toán nhanh, viết chữ đẹp. Vì bạn ấy không chơi bóng bay. Mẹ cấm con, không được chơi bóng bay nữa”. Mẹ của Hà Mi đã thật sai lầm vì nghĩ rằng chơi bóng bay là điều vô bổ, không ích lợi gì. Từ bóng bay, mẹ có thể dạy bé về màu sắc, cách đếm… Trí lực của bé có thể phát triển ngay cả trong lúc chơi. Thông qua các trò chơi, bé có thể học được sự sáng tạo, nhận biết thế giới xung quanh. Bố mẹ không nên lúc nào cũng bắt con phải học, phải chơi đồ chơi giáo dục. Hãy cho con được tự do khám phá, phát triển theo khả năng của con. 3. Thích con đạt được thành tích cao Bố mẹ Mimi lúc nào cũng tự hào vì ở lớp mẫu giáo, Mimi là số 1. Hát hay, múa đẹp, nói tiếng Anh giỏi. Ở lớp, ở trường có cuộc thi gì, Mimi luôn được bố mẹ cổ vũ và “bắt buộc” giành giải thưởng. Nếu không đạt giải, buổi tối về, thế nào bố cũng mắng: “Ăn cho tốn cơm, tốn gạo”. Bố mẹ Mimi đã có cách giáo dục con không đúng tí nào. Không thể đánh đồng giáo dục con với việc bắt con lúc nào cũng đạt thành tích. Để bé phát triển toàn diện, bố mẹ không chỉ coi trọng việc con đạt được thành tích cao trong học tập, mà nên bồi dưỡng phát triển tâm hồn của con. Lúc nào cũng để con thấy vui vẻ, học tập và yêu đời. Những điều này không thể dùng thành tích để đánh giá được. Hơn thế, việc lúc nào cũng bắt con đạt thành tích cao trong học tập dễ tạo cho con thói quen ta đây hơn người, không tốt cho sự phát triển nhân cách của con sau này. Cha mẹ nào cũng muốn con cái thông minh, giỏi giang hơn người. Nhưng không vì thế mà bằng mọi cách để bắt con đạt được điều quá sức của con. Hãy để con lớn lên, phát triển toàn diện về cả mặt thể chất và tâm hồn. Thu Hằng

3 bí quyết Dạy trẻ Học kiên nhẫn

Để rèn cho trẻ tính kiên nhẫn, cha mẹ phải biết tính cách và sở thích của trẻ, sau đó lấy mình ra làm gương. Các chuyên gia tâm lý cho rằng, tính nhẫn nại của trẻ em so với người lớn thường không tốt bằng, tuy nhiên nếu các bậc phụ huynh chịu khó rèn cho bé đức tính kiên nhẫn ngay từ bé thì điều này sẽ rất có lợi với sự phát triển của bé sau này. Nếu ngay từ bé, trẻ đã nhận được những cách giáo dục không tốt và không đúng phương pháp thì khi lớn lên, trẻ sẽ có tính cách mà cha mẹ không ai mong muốn.  Để rèn cho trẻ tính kiên nhẫn, trước tiên, các bậc phụ huynh cần nắm rõ tuổi tác, tính cách và sở thích của trẻ, sau đó lấy mình ra làm gương. Tất nhiên là nếu các bậc phụ huynh cũng là người nôn nóng thì sẽ rất khó lòng dạy trẻ học tính kiên nhẫn. Phương pháp 1: Để trẻ “học” cách chờ đợi

[Cẩm nang chữa bệnh] GIẬT MÌNH “CÔNG NGHỆ” NHUỘM GÀ THÀNH VÀNG RUỘM

[Cẩm nang chữa bệnh] Thực phẩm biến đổi gien